1. Lớp lót
Trên những mặt đường đặc biệt cứng, nhiều vết rỗ và thiếu nhựa, người ta khuyến cáo trước khi rải thảm mặt nên rải một lớp láng nhựa với cỡ đá bé như một lớp đệm lót nhằm tạo nên một bề mặt mềm hơn để đá găm của lớp mặt chính thức dễ găm bám. Lớp đệm lót thường là một lớp láng mặt với chất kết dính và đá găm cỡ 6 mm hoặc là một lớp vữa nhựa. Lớp đệm lót sau đó dược cho phép thông xe trong một số tháng hoặc một vài năm trước khi lớp láng mặt chính thức được xây dựng. Rõ ràng người ta đã thu được lợi ích kinh tế bởi sự lưu thông xe cộ trên lớp đệm lót trong một vài năm. Tuy nhiên càng cho xe chạy qua lớp đệm lót lâu thì mặt đường cũ càng hư hỏng nhiều ảnh hưởng đến chất lượng lớp láng mặt sau này. Do vậy người ta khuyến nghị rằng lớp đệm lót chỉ nên dùng thông xe trong vòng một năm. Nếu lớp đệm lót được rải cùng với lớp láng mặt thì nên dùng nhũ tương nhựa hơn là dùng nhựa lỏng để tránh hiện tượng chảy nhựa do dầu có trong nhựa lỏng.
Sau khi thi công lớp nhựa lỏng người ta có thể rải lớp láng mặt theo công nghệ láng mặt một lớp hoặc hai lớp như thường lệ với phương pháp như vậy vật liệu láng mặt sẽ găm bám vào lớp đệm lót và nhanh chóng tạo được sức bền cơ học và giảm được yêu cầu về chất kết dính.
2. Láng nhựa 2 lớp
Theo truyền thống, lớp láng nhựa được rải một lớp tức là một lần tưới chất kết dính và sau đó rải đá găm. Láng mặt một lớp vẫn thỏa mãn yêu cầu của hầu hết cấp hạng giao thông tuy nhiên với các đường cao tốc và giao thông nặng người ta sử dụng thành công láng mặt hai lớp mà đá găm cỡ nhỏ được dùng như một loại cốt liệu thứ cấp để chèn móc vào các đá găm cỡ lớn làm cho lớp đá cơ bản này được ổn định.
Có hai loại láng mặt hai lớp chủ yếu đó là: một lần tưới nhựa hai lần rải đá (phương pháp chèn lấp) và phương pháp hai lần tưới nhựa, hai lần rải đá.
2.1 Phương thức một lần tưới nhựa hai lần rải đá (hay phương pháp chèn lấp)
Lớp láng mặt loại này dùng một lần tưới chất kết dính. Đá găm cơ bản có kích cỡ 14 mm hoặc 10 mm được rải sao cho phủ kín màng chất kết dính khoảng 80% - 90% và để lại các khe hở chất kết dính giữa các loại đá găm cơ bản. Các khe hở này được chèn lấp bởi các hạt đá găm nhỏ nhằm đạt được sự chèn móc cơ học cao giữa các hạt đá găm. Liều lượng tưới nhựa theo phương thức này thường cao hơn một chút so với yêu cầu với láng nhựa một lớp.
Độ bền cơ học và độ nhám bề mặt ban đầu của lớp thảm khá cao: cấu trúc của đá găm cơ bản cũng khác với trường hợp láng nhựa một lớp. Sự thất thoát đá và rỗ bề mặt trong quá trình sử dụng không xảy ra bởi các đá găm cơ bản đã được chêm chèn và ổn định vị trí. Các đá nhỏ không tiếp xúc với chất kết dính sẽ bị bong khỏi lớp láng mặt mà không làm hư hại xe cộ, kết quả là độ nhám vĩ mô tăng lên mặc dù các đá găm có bị lún xuống.
Ở lớp láng mặt được thi công theo phương thức chèn lấp, lốp xe tiếp xúc chủ yếu với cốt liệu lớn và một ít với cốt liệu nhỏ khá bé nên cần cân nhắc việc sử dụng các đá găm nhỏ hơn có PSV thấp và rẻ như đá vôi.
Ưu thế của hệ thống lấp chèn là:
  • Giảm thiểu sự bong bật đá găm loại 14 mm;
  • Lớp láng mặt nhanh chóng ổn định nhờ sự chèn móc cơ học tốt;
  • Sự liên kết tốt của các đá găm cỡ lớn;
  • Độ nhám bề mặt khá với chiều sâu rắc cát lớn hơn 3,0 mm.
Năm 1987, việc sử dụng lớp láng mặt theo phương thức chèn lấp đá tăng lên trên các đường trục chính và giao thông nặng. Việc sử dụng công nghệ này đã làm giảm đáng kể hiện tượng văng đá làm vỡ kính xe.
2.2 Phương thức hai lần tưới nhựa, hai lần rải đá
Lớp láng mặt loại này áp dụng hai lần tưới chất kết dính, hai lần rải đá. Trình tự thi công như sau: tưới chất kết dính, rải đá sạch cỡ 14 mm với liều lượng phủ kính 95% bề mặt, lu vừa phải lớp đá găm tiếp đó tưới nhựa lần hai và rải đá găm loại nhỏ cỡ 6 mm, lu lèn nhẹ.
Công nghệ này tạo nên một lớp láng mặt tuyệt vời với độ nhám vĩ mô lớn hơn 3,0 mm. Lớp láng loại này thích hợp nhất cho đường có thể điều chỉnh hạn chế lưu thông xe vì độ ổn định ban đầu có thể hơi thấp.
Ưu thế của các hệ thống láng nhựa hai lớp có thể tóm tắt như sau:
  • Cường độ ban đầu của chúng lớn hơn láng nhựa một lớp ngay cả khi độ tin cậy của chất kết dính thấp hơn;
  • Bởi sự ổn định vật lý nội tại của hệ thống, các đá găm lớn hơn được lựa chọn với độ cứng mặt đường cho trước, do vậy duy trì được độ nhám vĩ mô của lớp thảm mặt mới và giảm nguy cơ hư hỏng do thời tiết trở nên lạnh trước khi đá găm bám vào mặt đường;
  • Lượng đá găm không dính bám nằm trên mặt đường giảm đi đáng kể do chúng được cố định nhờ sự chèn móc của các hạt đá bé hơn làm giảm nguy cơ văng tóe gây rạn vỡ kính xe;
  • Độ nhám ban đầu và lâu dài của mặt đường láng nhựa với phương thức một lần tưới nhựa, hai lần rải đá có chiều hướng cao hơn so với hệ thống láng nhựa một lớp.
Theo Cẩm nang Shell Bitumen - NXB GTVT